giaiphap@dodachcm.com
Giải đáp thắc mắc

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị thì việc cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị phải đáp ứng các điều kiện như:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt.
- Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng thiết kế đô thị, các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh, bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.
- Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
- Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh.
- Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị.
- Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt,cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.

01./ Giấy phép xây dựng.
02./ Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (Nếu có). Theo đó, các bên bao gồm chủ sở hữu, chủ đầu tư, các đơn vị thiết kế, đơn vị giám sát và đơn vị thi công công trình. Trong bản hợp đồng này cần phải thể hiện được sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan với nhau về quyền và nghĩa vụ đối với công trình. Bản hợp đồng này cần được soạn thảo ra giấy và phải được sao lưu thành nhiều bản khác nhau.
03./ Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
04./ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
05./ Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
06./ Bản vẽ hoàn công (Trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
07./ Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (Nếu có).
08./ Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổchức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

Nghiệm thu là quy trình đưa công trình vào sử dụng, gồm các quy trình như sau:
(*) Trách nhiệm nghiệm thu công trình.
- Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng (Khoản 1 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP).
- Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản.

(*) Điều kiện nghiệm thu công trình. Để được nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng thì phải có đủ 03 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu, gồm:
- Nghiệm thu công việc xây dựng.
- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng. Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng.
Điều kiện 2: Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình.
Điều kiện 3: Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ravăn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Đang cập nhật... !!!

XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

UY TÍN VÀ NHANH CHÓNG

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn